Làm sao tinh dầu giải cảm lại có khả năng giảm sốt

Thông thường sốt là dấu hiệu cho biết cơ thể đang trong quá trình phòng vệ vì sự xâm nhập của các vi sinh vật bên ngoài vào cơ thể hoặc do bạn bị nhiễm độc và cơ thể đang cố gắng loại bỏ nó. Và sốt cũng là cách để làm cho hệ miễn dịch của bạn trở nên mạnh hơn - đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp sốt cao có thể gây ra các biến chứng khác - đặc biệt liên quan đến thần kinh. Nên việc giảm sốt là rất quan trọng trong các trường hợp đó. Việc sử dụng thuốc hạ sốt thường xuyên đạt ra mỗi nghi ngờ vì nó có thể gây ảnh hưởng tới chức năng của thận và gan. 


Tinh dầu là thành phần dễ bay hơi được chiết xuất từ các thành phần khác nhau của cây, tinh dầu trong cây có tác dụng bảo vệ cây khỏi các tác động của tia UV có trong ánh nắng, bảo vệ cấy khi bị thương, hoặc có tác dụng trong quá trình thụ phấn. Thành phần trong tinh dầu chịu tác động bởi các yếu tố: giống, vị trí địa lý, độ cao, thời gian và phương pháp thu hái, quá trình chiết xuất, điều kiện bảo quản...



Tinh dầu có nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người và nó được chứng minh là một trong những cách hạ sốt tự nhiên và không ảnh hưởng đến quá trình phòng vệ tự nhiên của cơ thể. 


Tinh dầu có tác dụng tốt đời với sốt vì nó có các tác dụng như: kháng khuẩn, khử trùng, chống viêm, giảm đau, tăng cường hệ thống miễn dịch, kích thích tuần hoàn, tăng tuần hoàn hô hấp, cải thiện đường hô hấp giúp ngủ ngon. 


Việc sử dụng tinh dầu để trị sốt có thể bằng cách xoa trực tiếp lên cơ thể (bạn nên sử dụng bằng cách pha loãng với các loại dầu nền) hoặc có thể sử dụng phương phấp khuếch tán ( nhỏ vài giọt tinh dầu và máy khuếch tán - bạn chỉ nên khuếch tán tinh dầu liên tục trong 60 phút để tránh tác dụng phụ của nó khi hít quá nhiều tinh dầu), việc tắm nóng tinh dầu và muối Espom cũng mang lại tác dụng rất tốt để giảm sốt,  



Theo

1. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/11897159
2. https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/0378874189900056
3.https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S1043661803000598
4.https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1466856408001240
5.https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0378874104004441
6.https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0367326X03000297
7.http://agris.fao.org/agris-search/search.do?recordID=GB9710239

Share:

No comments:

Post a Comment

Theo dõi Facebook

Lưu trữ

Bài viết phổ biến

Bài viết mới nhất