Tinh dầu giải cảm nên có những thành phần nào?


Tóm tắt: Việc xông thảo mộc trị cảm cúm, cảm lạnh là phương pháp truyền thống lâu đời. Tuy vậy phụ thuộc vào độ sẵn có của nguyên liệu mà nồi lá xông có thể khác nhau. Vậy trên các bằng chứng khoa học thì nồi lá xông nên có những thành phần nào và tại sao? 

Thành phần nên có trong nồi xông giải cảm:

                         Bảng 1: Thành phần nên có của nồi nước xông giải cảm
STT
Tinh dầu
Tên khoa học
1
Sả chanh
Cymbopogon citratus
2
Gừng
Zingiber officinale
3
Bạc hà Nhật Bản
Mentha arvensis
4
Hương nhu trắng
Ocimum gratissimum
5
Quế
Cinnamomum loureirii
6
Hương thảo
Rosmarinus officinalis
7
Bạch đàn chanh
Eucalyptus citriodora
8
Tràm gió
Melaleuca cajuputi
9
Bưởi
Citrus maxima
10
Ngũ trảo
Vitex negundo

1. Tại sao lại là các thành phần này?

- Tinh dầu sả có khả năng ức chế vi khuẩn/virus gây cúm mạnh, làm giảm sốt, long đờm. Xem bài: Tại sao lá xông có sả.
- Gừng có khả năng diệt vi khuẩn/virus cao và thúc đẩy bài tiết bã độc tốt. Xem bài: Tại sao gừng có trong liệu thuốc giải cảm?
- Bạc hà có khả năng thông đường hô hấp và ức chế vi khuẩn: Xem bài: Tại sao bạc hà có trong liều xông giải cảm?
- Tinh dầu hương thu có khả năng kháng vi khuẩn và thúc đẩy hệ bài tiết tốt. Xem bài: Hương nhu trong giải cảm. 
- Tinh dầu hương thảo có khả năng thúc đẩy hệ miễn dịch và kháng oxy hóa cao. Xem bài:Tại sao có hương thảo trong giải cảm.
- Bạch đàn chanh có khả năng thông mũi, trị viêm mũi, viêm xoang rất tốt. Xem bài: Tại sao bạch đàn chanh trong giải cảm.
- Các tinh dầu tràm gió với hàm lượng cineole cao có khả năng giữ ấm và bài tiết chất độc tốt. Tinh dầu bưởi giúp gia tăng lượng bạch cầu trong cơ thể. Tinh dầu ngũ trảo giúp quá trình ức chế vi khuẩn hiệu quả hơn.

2. Thành phần tinh dầu giải cảm aotanica có gì?


TT
Rt
Tên chất
Hàm lượng
1
5.085
1R-a-Pinene
0.630
2
5.733
Sabinene
1.658
3
5.830
β-Pinene
2.696
4
5.871
Sulcatone
0.452
5
5.974
β-Myrcene
4.103
6
6.779
D-Limonene
10.543
7
6.850
Eucalyptol
1.320
8
7.101
β-Ocimene
1.862
9
8.221
Linalool
0.564
10
9.477
 Citronellal
3.508
11
9.589
Isomenthone
2.922
12
9.746
Isoneral
0.500
13
9.845
Isomenthol
0.869
14
10.036
Levomenthol
18.949
15
10.181
Isogeranial
1.067
16
10.473
Terpineol
0.392
17
11.685
β-Citral
17.983
18
11.961
Geraniol
1.528
19
12.418
a-Citral
16.039
20
12.592
Perillal
7.883
21
15.199
Geranyl acetate
0.621
22
16.317
Caryophyllene
1.654
23
17.045
(E)-β-Famesene
1.837
24
30.864
6-Methyl-4,6-bis(4-methylpent-3-en-1-yl)cyclohexa-1,3-dienecarbaldehyde
0.421




Share:

Muốn xông giải cảm hiệu quả cần lưu ý gì?


Tóm tắt: Khi bị cảm, điều mong muốn nhất là khỏi cảm và càng ít uống thuốc tây càng tốt. Thông tin khoa học mà chúng tôi muốn mang tới trong bài này là: thành phần lá xông (tinh dầu) và tốc độ bay hơi của tinh dầu sẽ ảnh hưởng lớn tới hiệu quả xông. Trong hơn 14 loại thảo mộc thì quế và sả là 2 thảo mộc có khả năng ức chế vi khuẩn đường hô hấp mạnh nhất. Tinh dầu bay hơi nhanh có thể giúp ức chế vi khuẩn/virus cúm hiệu quả gấp 8-16 lần nếu tinh dầu bay hơi chậm.


1. Khả năng ức chế/tiêu diệt virus và vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp của 14 loại thảo mộc

Nghiên cứu được tiến hành trên 14 loại tinh dầu như quế (cinnamaldehyde 63.1%), sả (neral 33.2% và geranial 37.8%), bạc hà ( p-nenthone 19.5% và menthol 63.5%), tràm trà (garma terpinene 17.7% và terpinen-4-ol 42.5%), lavender ( linalool 30.1% va linalyl acetate 36.6%), khuynh diệp (1,8 cineole 74.3% và alpha terpineol 10.3%) và họ cam bưởi (limonene 83.1%). 

Các chuẩn vi khuẩn và virus thường có mặt trên hệ hô hấp gồm dùng trong nghiên cứu gồm:
+ Haemophilus influenzae: Gây viêm màng não, thanh quản, màng tim.
Streptococcus pneumoniae: Phế khuẩn cầu. Gây viêm phổi,viêm màng não.
+ Streptococcus pyogenes: Gây viêm họng.
+ Staphylococcus aureus: Tụ cầu vàng gây viêm, nhiễm.

Nghiên cứu chứng tỏ các thảo mộc có khả năng ức chế hiệu quả thông qua chỉ số: Hàm lượng tối thiểu hoạt chất ức chế được (Minimum Inhibition Dose MID). Thứ tự này được sắp xếp cơ bản như sau:

Quế > Sả > Bạc hà >Tràm trà ~ Lavender > hương thảo > khuynh diệp > họ cam chanh.

2. Tốc độ bay hơi tinh dầu từ thảo mộc rất quan trọng đến hiệu quả ức chế/tiêu diệt vi khuẩn và virus.

Tốc độ bay hơi tinh dầu từ thảo mộc càng cao, hiệu quả của việc ức chế vi khuẩn càng lớn. Ví dụ vi khuẩn S. aureus.

+ Quế bay hơi nhanh (MID=6.25) hiệu quả gấp 12 lần so với bay hơi chậm (MID>100).
+ Sả bay hơi nhanh  (MID=12.5) hiệu quả gấp ~8 lần so với bay hơi chậm (MID>100).
+ Tràm trà bay hơi nhanh (MID=50) hiệu quả gấp 16 lần bay hơi chậm (MID>800)

Liều lượng cho hiệu quả được đưa ra là ~0.1-0.9mg tinh dầu/ 1 lít không khí.

Do vậy, có thể chúng ta cần nghĩ một cách xông thảo dược khác để đẩy nhanh tốc độ bay hơi của tinh dầu có trong thảo mộc.

Mọi thông tin bạn có thể theo dõi thêm ở fanpage của chúng tôi:
Hoặc phone: 096. 498. 2682

Tài liệu tham khảo:


1. Inouye, S., T. Takizawa, and H. Yamaguchi, Antibacterial activity of essential oils andtheir major constituents against respiratory tract pathogens by gaseouscontact. Journal of Antimicrobial Chemotherapy, 2001. 47(5): p. 565-573.

















Share:

Lá xông khô có hiệu quả không?

Tóm tắt: Với cuộc sống thành thị, việc tìm được một bó lá xông tươi là khá khó. Gói lá xông khô được xem là giải pháp tốt vì tạo được sự tin tưởng của người mua (là lá cây).Tuy vây câu hỏi đặt ra là hiệu quả nó có như lá xông tươi không? Nếu không bằng tươi thì đạt khoảng bao nhiêu % tươi? Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy lá xông khô đạt khoảng 60% hiệu quả so với lá xông tươi dựa trên cơ sở lượng tinh dầu thoát ra.

 Lá xông khô có hiệu quả không?

Lá xông khô được xem như là sự lựa chọn "an tâm" cho phương pháp xông đối với những người thành thị. Chúng tôi tiến hành những nghiên cứu để tìm hiểu rằng liệu rằng lá xông khô có hiệu quả không? và hiệu quả đến mức độ nào?
Chúng tôi tiến hành để lá xông tươi héo và khô trong mát, cũng như sấy lạnh. Đây là phương pháp có thể đảm bảo lượng hoạt chất trong thảo mộc ít bị ảnh hưởng nhất.

Hình 1: Lượng ml tinh dầu thu được khi lá tươi để nguyên và lá tươi xay



Hình 2: Lượng ml tinh dầu thu được bởi lá tươi xay, lá khô nguyên và lá khô xay

Dựa vào kết quả nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng, lá tươi nguyên cho lượng tinh dầu gấp 1.5 lần lá khô xay hoặc lá khôi nguyên. Hay nói một cách khác, lá khô có hiệu quả khoảng 67% (2/3) so với lá tươi trong trường hợp công nghệ sấy là hiện đại đủ để bảo quản dược chất tốt nhất.

Mọi thông tin bạn có thể theo dõi thêm ở fanpage của chúng tôi:
Hoặc phone: 096. 498. 2682









Share:

Có cần vò (xay) lá xông trước khi nấu không?

Tóm tắt: Cầm một bó lá xông tươi chuẩn bị nấu để xông, liệu rằng nên để nguyên lá hay xay (hoặc vò ra) thì tốt? Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng không nên vò lá xông ra. Trong 10 phút ban đầu, khoảng 60% lượng tinh dầu có thể thoát ra với lá nguyên và lượng tinh dầu này gấp khoảng 1.5 lần lượng tinh dầu nếu lá xay ra.


1. Khi vò ra lượng tinh dầu thu được nhiều hơn
Điều này hoàn toàn chính xác, khi thời gian đủ lớn như trong thí nghiệm là: 180 phút. Lượng tinh dầu thu được cao từ lá xông vò ra cao hơn khoảng 20% so với lượng tinh dầu khi không vò lá (0.6ml tinh dầu so với 0.5ml tại 180 phút). Xem thêm bài: Nồi nước xông đổ bao nhiêu nước?
Hình 1: Lượng tinh dầu thu được theo thời gian đối với lá xông tươi để nguyên và lá đã xay.

2. Tại sao không xay (vò) lá ra?

Vì chúng ta xông chỉ trong thời gian ngắn. Dựa vào đồ thị hình 1, trong vòng 10 phút đầu tiên, lá xông nguyên cho ra 0.3ml tinh dầu trong khi lá xông xay chỉ cho 0.2ml tinh dầu. Và lượng tinh dầu lấy ra của 2 loại lá xông này gần bằng nhau nếu chúng ta xông gần 20 phút. Do vậy nếu chúng ta xông khoảng <15 phút, thì chúng ta nên để nguyên lá.

Mọi thông tin bạn có thể theo dõi thêm ở fanpage của chúng tôi:
Hoặc phone: 096. 498. 2682










Share:

Tại sao tinh dầu bưởi (họ cam quýt) có trong tinh dầu giải cảm?

Từ rất xa xưa, vỏ bưởi hoặc lá bưởi đã được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc xông cảm của ông cha ta. Trong vỏ bưởi có chiếm tới gần 1% là tinh dầu, đối với là khoảng 0.2%. Thành phần chính của tinh dầu bưởi là D-Limonene, betapinene và có tính kháng khuẩn tốt, bán kính kháng khuẩn lên tới 53 mm đối với một số dòng virus Staphylococcus aureusEnterococcus faecalisStaphylococcus epidermidisEscherichia coliSalmonella typhimuriumSerratia marcescens and Proteus vulgaris (1,2,3).


Không chỉ vậy, tinh dầu họ cam quýt còn có khả năng kháng viêm rất tốt, nó có thể được sử dụng để làm giảm triệu chứng viêm khớp hoặc viêm cơ do cúm gây ra, qua đó làm cho người bệnh không mệt mỏi và làm giảm thời gian nhiễm bệnh (4,5).



Ngoài ra tinh dầu bưởi cũng là một trong những tinh dầu có mùi khả thư giãn, việc hít nó mang lại cảm giác thư thái và giúp người mắc bênh cảm cúm có thể có giấc ngủ ngon hơn và mau chóng bình phục hơn (6)




Theo một số nghiên cứu cho thấy, tác dụng của tinh dầu lá lên virus cúm tốt hơn tinh dầu lấy từ vỏ, đó có thể là do sự khác nhau của các thành phần phụ có trong lá và vỏ quả. Riêng đối với dòng virus cúm A H5N1, tinh dầu họ cam quýt có tác dụng làm bất hoạt virus (7,8).




Theo một nghiên cứu khác, thành phần Sesquiterpenes - một loại terpenes - thành phần chính trong tinh dầu họ cam quýt chính là tác nhân gây độc đối với virus (9). Tinh dầu quất - Fortunella margarita với thành phần chính là  terpineol, t-carveol, limonene, muurolene and cadinene có khả năng ức chế virus H5N1 với nồng độ tối thiểu là 0.01%. (10




Tài liệu tham khảo
1.https://europepmc.org/abstract/cba/189145,  
2.https://pdfs.semanticscholar.org/0545/739fa5bb5af37fa77fe4c873c1cfd218bd32.pdf, 
3.https://onlinelibrary.wiley.com/doi/abs/10.1111/j.1365-2621.2011.02640.x
4.https://onlinelibrary.wiley.com/doi/abs/10.1111/j.1750-3841.2010.01541.x, 5.https://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/10412905.2000.9712177
6.https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/B9780124166417000523
7.http://www.essencejournal.com/archives/2013/1/2/A/1, 
8.http://www.mdpi.com/1422-0067/14/9/17744ag
9.https://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/14786419.2017.1292509
10.https://pdfs.semanticscholar.org/1573/1e8bbbec3da1de626bd37b3552fee99510e5.pdf

Share:

Nồi lá xông giải cảm đổ bao nhiêu nước?

Xông là biện pháp phòng trừ cảm hiệu quả và được dùng từ rất lâu đời. Cầm một bó lá xông tươi trong tay, liệu bạn đã biết đổ bao nhiêu nước là hiệu quả? Và tại sao lại thế? Kết quả nghiên cứu của nhóm chúng tôi cho thấy, trong hầu hết các trường hợp, tỉ lệ nước/lá xông ~1:3 là hiệu quả nhất

Hình 1: Lượng tinh dầu thu được của nồi lá xông theo thời gian ở các mức tỉ lệ nước/nguyên liệu khác nhau.

1. Chúng ta cho lượng nước vào theo kinh nghiệm?

Khi còn nhỏ, chắc chắn mỗi khi chúng ta bị cảm, bố mẹ  sẽ rất lo. Nếu bạn ở quê, một nồi lá xông sẽ được chuẩn bị cho chúng ta. Sau này, khi chúng ta con cái, hình ảnh lá xông sẽ là lựa chọn đầu tiên khi thấy con bị cảm. Chúng ta hái lá xông (ở quê) hoặc mua gói lá xông ở tiệm. Và liệu chúng ta sẽ đổ bao nhiêu nước vào đun? Chúng ta cho theo kinh nghiệm (ví dụ: nước cách 2 ngón tay) hoặc là chúng ta áng chừng.

2. Lượng nước cho vào có ảnh hưởng lớn tới chất lượng nồi nước xông

Chúng tôi cũng rất quan tâm tới chi tiết thú vị này. Liệu rằng lượng nước cho vào có thật sự quan trọng. Chúng ta đã biết, khi xông, chúng ta mong muốn lượng tinh dầu sẽ được hấp thu vào cơ thể chúng ta và có tác dụng. Xem: Xông giải cảm có tác dụng gì?
Chúng tôi tiến hành đo lượng tinh dầu thu được theo thời gian xông tại các tỉ lệ nước khác nhau. (từ 1 nguyên liệu 1 nước tỉ lệ 1:1 cho tới 1 nguyên liệu 5 nước tỉ lệ 1:5). Bài lá xông trong khảo sát là các lá thường có mặt trong bài thuốc xông như sả, bưởi, hương nhu, tía tô.
Chúng tôi thấy rằng trong hầu hết thời gian xông, tỉ lệ nguyên liệu/nước =1:3 là tốt nhất. Đặc biệt, thông thường chúng ta chỉ xông khoảng 10 phút, thì lượng tinh dầu ở tỉ lệ này có thể gấp 3 lần lượng tinh dầu thu được nếu các bạn cho không đúng tỉ lệ (1:1 hoặc 1:4). 

Do vậy, khi cầm bó lá xông trên tay, bạn hãy cho khoảng gấp 3 lần nước (theo khối lượng) vào nồi lá xông nhé.

Share:

Tại sao bạch đàn chanh lại có trong bài thuốc xông cảm?

Trong lá bạch đàn chanh có chứa khoảng 0.6% tinh dầu với các thành phần chính là citronellal (52.2%), citronellol (12.3%) and isoisopulegol (11.9%), tinh dầu bạch đàn chanh được chứng minh là có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm, tăng cường hệ miến dịch, giúp cơ thể chống lại sự viêm nhiễm và hỗ trợ tăng cường sức khỏe đường hô hấp.


Tinh dầu bạch đàn chanh là một trong những tinh dầu tốt nhất cho đau họng, ho, dị ứng mùa và đau đầu. Các tác dụng của nó được cho là vì khả năng kích thích hệ miễn dịch, cung cấp các chất có khả năng kháng oxy hóa và tăng cương lưu thông đường hô hấp. 

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, tinh dầu này có khả năng kháng lại nhiều loại vi khuẩn khác nhau, nên nó là một trong những nguyên liệu đáng chú ý của ngành dược phẩm. 
Không những thế, tinh dầu bạch đàn chanh ngoài làm tăng cường khả năng lưu thông hệ hô hấp, trong các bài thuốc cổ truyển ở nhiều nơi, nó còn được sử dụng như là thuốc giảm đau và giảm viêm. Hiện nay, tinh dầu khuynh diệp được sử dụng nhiều trong các sản phẩm như dầu gió, dầu nóng, nước hoa, kem xoa bóp và các sản phẩm làm sạch. 

Tinh dầu bạch đàn chanh không chỉ kháng nấm, kháng khuẩn mà nó có khả năng kháng virus rất tốt, nên nó là nguyên liệu tốt cho việc thông mũi, thông họng khi bạn bị nghẹt. Do đó tinh dầu bạch đàn chanh là một trong những loại tinh dầu hiệu quả nhất chống lại một loạt các bệnh hô hấp, bao gồm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, viêm phế quản, viêm xoang, cảm lạnh thông thường, ho hoặc cảm cúm.

Dó khả năng làm thông mũi, nên việc hít hoặc xông tinh dầu bạch đàn chanh làm cho bạn dễ ngủ hơn - giúp tăng cường hệ miễn dịch. 

Không những vậy, tinh dầu bạch đàn chanh còn có khả năng làm giảm đau, làm giảm áp lực máu, tăng cường lưu thông máu dẫn tới làm giảm mệt mỏi và giúp bạn mau hồi phục năng lượng. 

Theo
1. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/20359267
2. https://pdfs.semanticscholar.org/2824/6381a04061f6e75ca433f04dde41c8617da7.pdf
3. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/6613544
4. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/15719688
5. https://www.researchgate.net/publication/282677225_In_vitro_activity_of_some_plant_essential_oils
6. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3842692/
7. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3703330/


Share:

Theo dõi Facebook

Lưu trữ

Bài viết phổ biến

Bài viết mới nhất