Ngoài sả, Gừng là thành phần quan trọng trong các bài thuốc xông cảm. Gừng ngoài việc làm ấm, tăng khả năng tiết mồ hôi nó còn giúp ức chế virus gây cảm cúm và nhiều loại vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp. Gừng cũng chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa, chống viêm và giúp hồi
phục hệ miễn dịch.
1. Tinh dầu gừng ức chế virus và diệt khuẩn cao
Gừng được dùng để phòng và trị cảm lạnh từ
rất lâu. Vai trò của gừng đã được chứng minh bằng thực tế và các cơ sở khoa
học. Virus hợp bào (human respiratory syncytial virus) thường gây bệnh hô hấp ở
trẻ nhỏ. Các biểu hiện thường bao gồm nóng sốt, ghẹt mũi, chảy nước mũi, thở
khò khè. Các bệnh này thường hay nhầm lẫn với các triệu chứng cảm lạnh. Tuy
nhiên các bệnh do virus hợp bào gây ra thường kéo dài lâu hơn.
- Các nhà nghiên cứu tại Đại học Y dược
Kaohsung, Đài Loan đã xác định rằng gừng rất hiệu quả chữa bệnh hô hấp do virus
hợp bào gây ra. Họ tìm ra rằng, gừng tươi ngăn cản virus bám vào các tế bào. Họ
cũng thấy rằng gừng giúp thúc đẩy sự tiết ra INF-Beta, cái sẽ chống lại sự
nhiễm virus giữa các tế bào (1).
- Nghiên cứu từ trung tâm dược Toyama của
Nhật Bản cho thấy gừng có khả năng chống lại virus cúm A. Họ thấy rằng gừng có
khả năng sản suất TNT-alpha (một hoạt chất kháng viêm). Điều này cho thấy
gừng có khả năng ức chế sự nhân bản của virus.- Nghiên cứu từ Viện Dược học
Mahatma Gandhi cho thấy gừng có khả năng ức chế virus cúm H1N1. Hoạt chất gừng
giúp ức chế virus bằng cách làm giảm khả năng kết dính.
- Nghiên cứu từ phòng nghiên cứu WEllcome,
UK, cho thấy gừng có khả năng chống lại virus gây cúm rhinovirus. Hoạt chất
chính trong gưng có khả năng chống lại virus này là sesquiterpenes (3).
2. Thúc đẩy bài tiết chất độc
Gừng có khả năng thúc đẩy bài tiết từ bên
trong. Khi bạn hít hơi có tinh dầu gừng, nó sẽ đi vào khoang mũi giúp diệt khuẩn.
Sau đó sẽ thẩm thấu vào máu và đi vào các cơ quan. Gừng sẽ thúc đẩy các cơ quan
cơ thể hoạt động mạnh và giúp bài tiết chất độc ra ngoài. Ngoài ra, tinh dầu
dừng cũng giúp làm loãng đờm và giúp dễ dàng đẩy đờm ra ngoài.
3. Kháng viêm, chống
oxy hóa và gia tăng hệ miễn dịch
Gừng có khả năng kháng viêm cao và chống
oxy hóa cao(5). Đặc biệt tinh dầu gừng giúp hồi phục hệ miễn dịch đã bị
suy yếu hoặc bị tổn thương (6).
Theo
1. Chang
JS, Wang KC, Yeh CF, Shieh DE, Chiang LC. Fresh ginger (Zingiber
officinale) has anti-viral activity against human respiratory syncytial virus
in human respiratory tract cell lines. J Ethnopharmacol.
2013 Jan 9;145(1):146-51.
2. Imanishi N, Andoh
T, Mantani N, Sakai S, Terasawa K, Shimada Y, Sato M, Katada Y, Ueda K, Ochiai
H. Macrophage-mediated
inhibitory effect of Zingiber officinale Rosc, a traditional
oriental herbal medicine, on the growth of influenza A/Aichi/2/68 virus. Am J
Chin Med. 2006;34(1):157-69.
3. Denyer CV,
Jackson P, Loakes DM, Ellis MR, Young DA. Isolation of
antirhinoviral sesquiterpenes from ginger (Zingiber officinale). J Nat Prod.
1994, May;57(5):658-62.
4. Al-Yahya MA, Rafatullah S, Mossa JS, Ageel
AM, Parmar NS, Tariq M. Gastroprotective
activity of ginger Zingiber officinale Rosc., in albino rats. American Journal of Chinese
Medicine. 1989;17(1-2):51–56
No comments:
Post a Comment