Nồi lá xông giải cảm đổ bao nhiêu nước?

Xông là biện pháp phòng trừ cảm hiệu quả và được dùng từ rất lâu đời. Cầm một bó lá xông tươi trong tay, liệu bạn đã biết đổ bao nhiêu nước là hiệu quả? Và tại sao lại thế? Kết quả nghiên cứu của nhóm chúng tôi cho thấy, trong hầu hết các trường hợp, tỉ lệ nước/lá xông ~1:3 là hiệu quả nhất

Hình 1: Lượng tinh dầu thu được của nồi lá xông theo thời gian ở các mức tỉ lệ nước/nguyên liệu khác nhau.

1. Chúng ta cho lượng nước vào theo kinh nghiệm?

Khi còn nhỏ, chắc chắn mỗi khi chúng ta bị cảm, bố mẹ  sẽ rất lo. Nếu bạn ở quê, một nồi lá xông sẽ được chuẩn bị cho chúng ta. Sau này, khi chúng ta con cái, hình ảnh lá xông sẽ là lựa chọn đầu tiên khi thấy con bị cảm. Chúng ta hái lá xông (ở quê) hoặc mua gói lá xông ở tiệm. Và liệu chúng ta sẽ đổ bao nhiêu nước vào đun? Chúng ta cho theo kinh nghiệm (ví dụ: nước cách 2 ngón tay) hoặc là chúng ta áng chừng.

2. Lượng nước cho vào có ảnh hưởng lớn tới chất lượng nồi nước xông

Chúng tôi cũng rất quan tâm tới chi tiết thú vị này. Liệu rằng lượng nước cho vào có thật sự quan trọng. Chúng ta đã biết, khi xông, chúng ta mong muốn lượng tinh dầu sẽ được hấp thu vào cơ thể chúng ta và có tác dụng. Xem: Xông giải cảm có tác dụng gì?
Chúng tôi tiến hành đo lượng tinh dầu thu được theo thời gian xông tại các tỉ lệ nước khác nhau. (từ 1 nguyên liệu 1 nước tỉ lệ 1:1 cho tới 1 nguyên liệu 5 nước tỉ lệ 1:5). Bài lá xông trong khảo sát là các lá thường có mặt trong bài thuốc xông như sả, bưởi, hương nhu, tía tô.
Chúng tôi thấy rằng trong hầu hết thời gian xông, tỉ lệ nguyên liệu/nước =1:3 là tốt nhất. Đặc biệt, thông thường chúng ta chỉ xông khoảng 10 phút, thì lượng tinh dầu ở tỉ lệ này có thể gấp 3 lần lượng tinh dầu thu được nếu các bạn cho không đúng tỉ lệ (1:1 hoặc 1:4). 

Do vậy, khi cầm bó lá xông trên tay, bạn hãy cho khoảng gấp 3 lần nước (theo khối lượng) vào nồi lá xông nhé.

Share:

No comments:

Post a Comment

Theo dõi Facebook

Lưu trữ

Bài viết phổ biến

Bài viết mới nhất