Tinh dầu có tác dụng như thế nào đối với virus rhinovirus

Rhinovirus được cho là nguyên nhân của 50% các ca cảm lạnh thông thường, tuy những ca nhiễm virus này ít nguy hiểm đến tính mạng như các dòng virus cúm A nhưng nó lại thường kèm theo các triệu chứng khó chịu như đau rát cổ họng, nhức đầu, khó tập trung và gây ảnh hưởng rất nhiều tới khả năng làm việc và thư giãn của người bệnh.

Tinh dầu từ lá tuyết tùng được chứng minh là có khả năng ức chế Rhinovirus khi cho nó tiếp xúc với hơi của tinh dầu trong vòng 30 phút và nó ức chế hoàn toàn Rhinovirus khi cho nó tiếp xúc trong vòng 60 phút. (1)


Tinh dầu hoa hồi với thành phần chính là Eugenol - (cũng là thành phần chính có trong tinh dầu hương nhu, tinh dầu hoắc hương), có khả năng ngăn ngừa tới >99% khả năng lây nhiễm và ức chế đến 80% Rhinovirus, (2, 3)

Tinh dầu họ cây hoa môi (tinh dầu cỏ hôi) với thành phần chính là các monoterpenes and Sesquiterpenes được sử dụng từ rất lâu đời bởi khả năng sát khuẩn tuyệt vời của chúng. Đặc biệt chúng được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc để chữa trị các bệnh đường hô hấp do nhiễm khuẩn như viêm xoang, viêm họng, ... Trong nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng tinh dầu có tác dụng lên cả nhưng vi khuẩn kháng thuốc như tụ cầu vàng, và nó được coi là kháng sinh tự nhiên và an toàn. (4 . Trong một nghiên cứu khác cho thấy  trans-anethole, eugenol, β-eudesmol, farnesol, β-caryophyllene and β-caryophyllene oxide là các hoạt chất có trong tinh dầu hương nhu, tinh dầu cỏ hôi,... có khả năng kháng virus rất tốt và kể cả các monoterpene như là  α‐terpinene, γ‐terpinene, α‐pinene, p‐cymene, terpinen‐4‐ol, α‐terpineol, thymol, citral and 1,8‐cineole có trong tràm gió, tràm trà, bưởi, đều có tác dụng ức chế Rhinovirus rất tốt. (5, 6, 7) 


Tỏi đã được sử dụng từ rất lâu để trị bệnh cảm, người châu âu còn đeo tỏi trước ngực để phòng tránh cảm cúm trong quá khứ. Tinh dầu tỏi được cho là có khả năng ức chế không chỉ Rhinovirus mà còn ức chế được cả các virus cúm khác. (8)

Theo
1. http://japsonline.com/admin/php/uploads/1100_pdf.pdf
2. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3096453/, 
3. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4393490/
4. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4270556/
5. https://onlinelibrary.wiley.com/doi/abs/10.1002/ptr.2955;
6. https://pubs.acs.org/doi/abs/10.1021/jm701494b; 
7. https://www.hindawi.com/journals/ecam/2011/253643/?__hstc=3584879.1bb630f9cde2cb5f07430159d50a3c91.1523145601920.1523145601921.1523145601922.1&__hssc=3584879.1.1523145601923&__hsfp=1773666937

8. https://pdfs.semanticscholar.org/4f6c/496edaeae2272b47bc50dc16bd8c553ec4b0.pdf

Share:

No comments:

Post a Comment

Theo dõi Facebook

Lưu trữ

Bài viết phổ biến

Bài viết mới nhất