Tinh dầu có tác dụng như thế nào đối với virus H1N1

Cúm H1N1 hay còn gọi là cúm heo - nguồn gốc mang mầm bệnh là heo, và những người đầu tiên nhiễm bệnh là những người chăn nuôi gia súc, có tiếp xúc trực tiếp với gia súc. Tuy nhiên, hiện nay cúm heo đã được cho là rất dễ dàng lây lan giữa người và người vì virus cúm heo có thể tồn tại 48 tiếng trong chất nhầy do người bệnh khạc nhổ ra bên ngoài.


Hiện có hai loại thuốc kháng virus là oseltamivir (Tamiflu) and zanamivir (Relenza) được cho là có khả năng sử dụng để làm giảm nhanh chóng các triệu chứng của cúm và làm giảm thời gian bị bệnh, nhưng một mối lo ngại rất lớn đó là nếu việc sử dụng thuốc trên không đúng cách và đúng liều lượng ở các bệnh nhân sẽ dẫn tới virus bị biến đổi - dẫn tới một dòng virus mạnh mẽ hơn và khó tiêu diệt hơn. Và việc sử dụng đúng và đủ liều lượng của thuốc tưởng chừng là điều đơn giản nhưng lại thường bị làm sai sót vì người bị bệnh có thể bị sao lãng. 

Tuy việc tiêm vaccine cúm H1N1 có hiệu quả rất tốt ~ 80% nhưng không phải bất cứ ai cũng có thể tiếp cận với phương pháp này, một số người còn bị dị ứng với protein trứng gà sẽ không tiêm được vaccnine này. Đặc biệt là những người có sức đề kháng yếu, nếu có được tiêm vaccine vẫn phải để phòng sự lây nhiễm của loại virus này.

Chính vì vậy, việc phòng chống sự lây nhiễm cúm H1N1 là rất quan trọng. Để phòng tránh bạn có thể: tránh tiếp xúc gần với bệnh nhân, tránh đến các chỗ dễ lây nhiễm như bệnh viện, rửa tay sạch bằng xà bông diệt khuẩn ngay khi về tới nhà, sát khuẩn nhà bằng tinh dầu,...

Patchouli alcohol có trong tinh dầu hoắc hương có khả năng ức chế virus H1N1 lên đến 99,8% ở nồng độ 10 10 μg/mL và IC50=2.635μM, tuy nhiên cũng theo nghiên cứu này thì patchouli alcohol không cho thấy khả năng kháng viru H3N2 IC50 = 40.82 μM. (1)

Theo một công bố khác của Hernández cho thấy sử dụng PEO của các thành phần có chứa tinh dầu quế, tinh dầu bạc hà, tinh dầu lá ổi, có khả năng điều trị cúm khi thí nghiệm trên chuột  (2)

Trong bài tổng quan của mình về các phương pháp thay thế để trị cúm, William N Setzer chỉ ra rằng tinh dầu cam Bergamot có thể ức chế 100% virus cúm A H1N1 với nồng độ 0.3%, tương tự như vậy với tinh dầu lá quế (cinamon leaf). Và các tinh dầu khác như bạch đàn chanh, oải hương, bạc hà chanh, sả chanh, tràm trà, ... đều có tác dụng ức chế virus cúm A H1N1 từ trên 80% với khoảng nồng độ rất thấp 0.3% trong cả dạng hơi hoặc dạng lỏng (3, 6).

Đặc biệt là tía tô đất được chứng minh là với nồng độ 1 mg/ml là không có khả năng gây độc cho tế bào và ở các nồng độ thấp hơn nó có thể ức chế virus H1N1 mà có thể so sánh được với kết quả của nhóm đối chứng sử dụng hoạt chất oseltamivir và tác giả đề nghị đây là một trong những tinh dầu có thể được sử dụng phòng và trị bệnh cúm. (4) 

Không chỉ được sử dụng để trị, sản phẩm gel khủ mùi với 3% là tinh dầu cũng có khả năng ức virus cúm như trong nghiên cứu của Ayush Kumar Garg (5). 


Theo

1. https://link.springer.com/article/10.1007/s11418-011-0550-x
2.https://www.researchgate.net/profile/Roberto_Gonzalez31/publication/299847696_Section_C_Medical_and_Phamaceutical_Biotechnology_Essential_Oil_from_Poly-phytopharm_Herbs_Attenuate_Manifestations_of_Influenza_Illness_Mice_Model/links/5706399208aec668ed955bb7.pdf
3. http://www.essencejournal.com/pdf/2016/vol4issue4/PartA/5-1-3-863.pdf
4.http://oaji.net/articles/2016/3556-1472176447.pdf
5. https://ijapr.in/index.php/ijapr/article/view/792
6. https://onlinelibrary.wiley.com/doi/abs/10.1111/j.1472-765X.2009.02740.x
Share:

No comments:

Post a Comment

Theo dõi Facebook

Lưu trữ

Bài viết phổ biến

Bài viết mới nhất