Cúm H5N1 - cúm gia cầm


H5N1 là một phân nhóm có khả năng gây nhiễm cao của virus cúm gia cầm. Chủng virus này lần đầu tiên được phát hiện xâm nhiễm trên người tại Hồng Kông năm 1997. Chính nhóm virus cũng là tác nhân gây dịch cúm trên gia cầm ở Hông Kông lúc đó. Tên gọi phân nhóm H5N1 là liên quan đến loại protein kháng nguyên trên vỏ virus: protein hemagglutinin nhóm 5 (H5) và neuraminidase nhóm 1 (N1).
Con người thường ít khi bị nhiễm cúm này, nhưng khi nhiễm thì tỷ lệ tử vong vào khoảng 60%. Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều người chết vì bị nhiễm cúm H5N1 nhất.

Virus H5N1 được cho là lây lan qua con người thông qua việc tiếp xúc gần với chim hoặc gia cầm mang mầm bệnh hoặc trong môi trường có nhiều mầm bệnh. Virus H5N1 không lây lan giữa người với người một các dễ dàng nếu như được cách ly kỹ và không ăn đồ ăn tươi sống – chưa có bất kỳ ghi nhận nào việc virus H5N1 có thể sống được trong đồ ăn đã nấu chín.

Tuy nhiên, có nhiều mối lo lắng về việc khi virus H5N1 tồn tại trong cơ thể  người sẽ khiến chúng biến đổi và có thể dễ dàng lây lan giữa người với người, nếu điều này xảy ra đầy có thể là dịch bệnh rất nguy hiểm vì tỷ lệ tử vong do nó gây ra là rất cao.

Các triệu chứng có thể có của người bị nhiễm virus H5N1: sốt cao > 38oC, khó chịu, ho đau cơ và đau ngực, đau họng, tiêu chảy, đau bụng, đối với một số người bệnh có sức đề kháng yếu nó có thể diễn biến nhanh hơn dẫn tới các bệnh khác liên quan tới hệ hô hấp như viêm phổi, khó thở, thở gấp, … và cả hệ thần kinh – như co giật.

Hiện chưa có vaccine cho cúm H5N1 – vaccine cúm mùa không có tác dụng cho dòng virus này. Chính vì vậy việc phòng tránh cúm ngay từ đầu là rất quan trọng. Các việc bạn có thể thực hiện để tránh bị nhiễm cúm H5N1:
  •    Tránh tiếp xúc gần với chim hoang dã hoặc gia cầm có nguy cơ chứa virus
  •     Luôn nấu chín thức ăn vì cúm này khá nhạy cảm với nhiệt độ, nó bị tiêu diệt hoàn toàn khi nhiệt độ lớn hơn 70oC
  •     Rửa tay sạch bằng xà phòng diệt khuẩn sau khi đi ra ngoài về, sau khi chế biến thức ăn sống để tránh lây nhiễm chéo.
  •     Sát khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn (bạn có thể tự làm dung dịch sát khuẩn bằng rượu có độ rượu vào và các loại tinh dầu)


Một số hoạt chất tự nhiên có khả năng ức chế virus cúm:
  • Patchoulol một thành phần có trong tinh dầu hoắc hương được cho là có khả năng ức chế một vài dòng virus cúm trong đó có H5N1.
  • Chiết xuất của cây vối rừng (cây trâm mốc) cũng được chứng minh là có khả năng ức chế  lên tới gần 98% virus cúm H5N1 khu thực nghiệm in ovo trên nền trứng gà.
  • Tinh dầu Quất Nagami – có chứa thành phần chính gồm  terpineol, t-carveol,
  • limonene, muurolene and cadinene cũng được chứng minh là có tác dụng kháng virus H5N1.
  • Không những vậy, 1,8-Cineol một thành phần chính có trong tinh dầu khuynh diệp, tràm gió, tràm trà, được cho là có tác dụng bảo vệ khỏi virus cúm khi thử nghiệm trên chuột.
  • Tinh dầu nghệ đen và chiết xuất hoa ban âu cũng được chứng minh là có khả năng kháng virus H5N1.


Theo
1. https://link.springer.com/article/10.1007/s10753-016-0394-3



Share:

No comments:

Post a Comment

Theo dõi Facebook

Lưu trữ

Bài viết phổ biến

Bài viết mới nhất